Một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã chế tạo ra một lớp da điện tử có các đặc tính bắt chước loài sứa bao gồm trong suốt, co giãn được, nhạy cảm ứng, tự tái tạo trong môi trường dưới nước.
Loại vật liệu mới có nhiều ứng dụng tiềm năng trong việc cải thiện tái chế rác thải điện tử, chế tạo robot hoạt động dưới nước và các đồ điện tử kháng nước khác, vừa được chế tạo tại Singapore.
Assistant Professor (tạm dịch: Giáo sư dự khuyết) Benjamin Tee cùng đội ngũ Khoa Khoa học Vật liệu và Kỹ thuật của Trường chuyên ngành Kỹ thuật NUS đã hợp tác cùng Đại học Thanh Hoa, Đại học California Riverside để chế tạo ra loại vật liệu mới này sau hơn 1 năm nghiên cứu.
Giáo sư dự khuyết Benjamin Tee (hàng sau, đầu tiên bên phải) cùng nhóm nghiên cứu. |
Vật liệu mới này đã khắc phục được một trong những thách thức chính của các loại da điện tử trước đây là chúng không thể xuyên thấu, cũng như hoạt động kém đi khi bị ướt".
Hứa hẹn một thế hệ robot mềm mới
Da điện tử được tạo thành bằng cách in loại vật liệu mới lên bảng mạch điện tử. Là một vật liệu mềm và có thể co giãn, thuộc tính điện của nó thay đổi khi bị chạm, ấn hoặc kéo căng. Với khả năng chống nước (waterproof), vật liệu mới mở ra cánh cửa chế tạo các loại robot mềm, thiết bị điện tử mới có thể hoạt động trong môi trường ẩm ướt, ví dụ robot lội nước, đồ điện tử kháng nước (water-resistant).
Giảm tình trạng lãng phí, ô nhiễm rác thải công nghệ
Còn ưu điểm tự tái tạo, có thể dùng để giảm tình trạng lãng phí. Anh giải thích: "Hàng triệu tấn rác thải điện tử từ smartphone, máy tính bảng bị hỏng được tạo ra mỗi năm. Chúng tôi hy vọng về một tương lai mà đồ điện tử được làm từ các vật liệu thông minh, có khả năng tự sửa chữa. Qua đó giảm tình trạng lãng phí do không thể tái chế hết".
via KhoahocTV
bình luận
No comments: